Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTIN TỨCKH-CNĐào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt...

Đào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

VietnamNet – Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2025 đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để chuyển đổi số hiệu quả, bền vững

Hôm nay, ngày 28/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định 146 phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Đào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia
Đề án hướng tới mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số.

Đề án xác định rõ quan điểm việc nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện.

Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án hướng tới mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Hoàn thiện mô hình “Giáo dục đại học số” vào năm 2025

Một mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2025 lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Mọi người dân được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Cùng với đó, 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số. Tất cả cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, CNTT hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng là 70% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

Cũng đến năm 2025, 100% các bộ, ngành, địa phương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp. Đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Đào tạo ít nhất 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện mô hình “Giáo dục đại học số” và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học (Ảnh minh họa)

Hoàn thiện mô hình “Giáo dục đại học số” và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn đến năm 2025. Mô hình này sẽ được mở rộng triển khai tới tối thiểu 50% các trường đại học công lập trên toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2030.

Đề án còn đặt mục tiêu đến năm 2025 đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số. Chỉ tiêu này đến năm 2030 là 20.000 kỹ sư, cử nhân.

Tỷ lệ cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số là 50% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, tại Đề án Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ 3 nhóm nhiệm vụ cùng 3 nhóm giải pháp, bao gồm: Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số; Nhóm các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm các giải pháp hỗ trợ triển khai; Nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính.

Bộ TT&TT được giao chủ trì tổ chức triển khai Đề án. Thủ tướng Chính phủ cũng phân công cụ thể các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp và thời hạn cần hoàn thành đối với 41 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án.

Vân Anh

TIN MỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN

Recent Comments