Hơn 130 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tích cực xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Tỷ trọng xuất khẩu cá tra sang thị trường thị trường Trung Quốc – Hồng Kông chiếm tới 34,4% tổng giá trị xuất khẩu cá tra và năm nay số lượng doanh nghiệp cá tra tham gia vào thị trường này... Xem đầy đủ
Giá điện sẽ tăng, giảm theo thị trường
Thị trường điện thời gian tới sẽ hoàn toàn công khai, minh bạch, có tăng, có giảm, nhà nước không can thiệp vào giá điện… Ngày 7-9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH) đã tổ chức phiên gi... Xem đầy đủ
Liên Bộ Công Thương – Tài chính chiều nay (28/8) thông báo, mỗi lít xăng RON 95 đắt thêm 192 đồng, lên mức tối đa 15.114 đồng một lít. Ngày 27/8, liên Bộ Công Thương – Tài chính... Xem đầy đủ
Xuất khẩu hơn 28.000 tấn vải thiều qua cửa khẩu Lào Cai
Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vải thiều qua khu vực cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai đều tăng khá so với cùng kỳ 2019. Sáng 26/6, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Chi c... Xem đầy đủ
Chiều 22/6, Công ty TNHH Thành Đô Nghệ An – doanh nghiệp đầu tiên nhập khẩu heo thịt Thái Lan với số lượng 500 con cho biết, công ty vừa xuất bán hết số heo này về chợ đầu mối ở Hà Nam... Xem đầy đủ
Quốc hội đã dành 2 ngày để thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách, trong đó, bàn các giải pháp phục hồi kinh tế “hậu Covid-19”. Đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Theo Báo cáo c... Xem đầy đủ
Thảo luận tại hội trường Diên Hồng sáng nay (13/6),đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (Đoàn Phú Thọ) cho biết: Điều tiết giá cả không thể bằng mệnh lệnh hành chính mà phải bằng quản lý, điều... Xem đầy đủ
Bên cạnh những cơ hội và lợi ích, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi.
Phát biểu tại Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tận dụng cơ hội thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA sáng 5/6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, đối với EVFTA, ngay trong vòng 7 năm đầu tiên khi thực thi Hiệp định, việc cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng sản phẩm của Việt Nam sang EU lên tới 97%.
Nhờ vậy, điều kiện và năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn nhiều trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đơn phương trong các quan hệ thương mại. Bên cạnh đó, những thuận lợi về cải cách thế chế và cơ chế hợp tác song phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho Việt Nam khẳng định vị thế trung tâm của khu vực trong việc thu hút đầu tư, cải thiện trình độ công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, năng suất lao động.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, trong quá trình thực thi các FTA từ trước tới nay, có nhiều vấn đề mà cộng đồng DNNVV cần rút kinh nghiệm. Điển hình như khả năng tiếp cận, nắm bắt về khía cạnh thông tin pháp luật, nội dung cam kết trong các hiệp định cho tới quá trình thực thi. Dường như vẫn còn khoảng cách giữa cơ quan quản lý Nhà nước và cộng động doanh nghiệp
“Việt Nam là nước đang phát triển, có tỷ lệ DNNVV chiếm 97%, có thể thấy được yêu cầu và đòi hỏi lớn như thế nào. Vì vậy, Bộ Công Thương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ, đã chủ động Kế hoạch hành động của Chính phủ để chuẩn bị cho việc thực thi FTA”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam nhấn mạnh, cơ hội mang lại từ EVFTA là lớn, nhưng thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định này cũng không hề nhỏ. Thị trường EU là thị trường rộng lớn với 27 quốc gia, dân số khoảng hơn 450 triệu người, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 36.000 USD sẽ là thị trường khó tính, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao.
Thách thức lớn nhất mà các DNNVV phải đối mặt là các các rào cản kỹ thuật như: An toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, quy tắc ứng xử, các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu vào EU, các quy định về tỷ lệ nội địa hóa sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp…
Trong khi đó, theo các chuyên gia thương mại, khi hàng rào thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các doanh nghiệp, các thị trường nhập khẩu thường có xu hướng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ sản xuất nội địa.
Thách thức tiếp theo là cạnh tranh nguồn lao động. Khi nền kinh tế mở cửa theo các cam kết EVFTA, các quá trình dịch chuyển sản xuất bắt đầu hình thành và làn sóng các nhà đầu tư từ EU sẽ tràn vào, tạo ra sự cạnh tranh về nguồn lao động trong các ngành. Vậy nên, sẽ có các ngành nghề thiếu lao động cục bộ.
Đại diện Hiệp hội DNNVV nhấn mạnh thêm, hiện nay doanh nghiệp Việt thiếu thông tin thị trường EU, cũng như những thông tin về các quy định của EU về hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được chuẩn bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ về xuất khẩu hàng hóa sang EU và DNNVV Việt Nam còn thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh.
Trước những khó khăn đó, Hiệp hội DNNVV kiến nghị, Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách các thủ tục hành chính, rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, để xuất và trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung, kịp thời thông qua một số đạo luật quan trọng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Môi trường, Bộ luật Lao động và một số luật về thuế, để phù hợp với các quy định của EVFTA.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành hữu quan thông qua các phương tiện truyền thông, tích cực và tăng cường triển khai tuyên truyền về nội dung của Hiệp định và hướng dẫn thực hiện các nội dung cam kết, các quy định nêu trong EVFTA thông qua các khóa tập huấn về EVFTA, để nâng cao hiểu biết, nhận thức cho các doanh nghiệp, giúp họ thực thi Hiệp định hiệu quả.
Đáp lại những đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, phần lớn nội dung kiến nghị nêu trên đều đã được đề cập trong Kế hoạch hành động của Chính phủ để triển khai EVFTA. Kế hoạch này sẽ được ban hành ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn Hiệp định.
Dự kiến, ngày 8/6, Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Nếu được Quốc hội phê chuẩn, Hiệp định này có thể có hiệu lực sớm nhất từ tháng 7/2020.
Theo TTXVN
Trong 2 vấn đề Thủ tướng yêu cầu thảo luận thêm, ông đề nghị làm rõ việc giá thịt lợn vẫn ở mức cao mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp. Sáng 2/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì p... Xem đầy đủ
Theo Bộ Công Thương, một số doanh nghiệp lớn chiếm 35% thị phần và 65% còn lại do các hộ nhỏ lẻ cung cấp, song các hộ này đang gặp nhiều khó khăn nên nguồn cung thịt lợn đã thiếu lại càng th... Xem đầy đủ