Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeNHÂN TÀI - NHÂN LỰCGIÁO DỤC ĐÀO TẠOChất lượng nguồn nhân lực nhìn từ mô hình học tập

Chất lượng nguồn nhân lực nhìn từ mô hình học tập

Giờ học về điều khiển robot của sinh viên Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội. (Ảnh ANH TUẤN)

NDĐT – Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Điều đó đòi hỏi cần xây dựng chiến lược, kế hoạch triển khai với tầm nhìn lâu dài. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, trong đó vai trò của giáo dục và đào tạo là nền tảng quan trọng để không ngừng nâng cao chất lượng qua các mô hình học tập.

Phú Thọ là địa phương đã xây dựng, phát triển khá nhiều mô hình học tập, đặc biệt là mô hình công dân học tập để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực tại chỗ chất lượng cao. Theo Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thị Kim Hải, mô hình công dân học tập là hạt nhân, nòng cốt xây dựng xã hội học tập. Thực tế cho thấy, muốn có được các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập… thì trước hết phải có những công dân học tập.

Mô hình công dân học tập ở tỉnh Phú Thọ đã  và đang được triển khai thí điểm, thể hiện ở mối quan hệ của công dân với việc học tập của bản thân, với công việc, nghề nghiệp, gia đình và dòng họ, cơ quan, đơn vị công tác, nơi cư trú… Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng khi phát huy vai trò các mô hình học tập, nhưng so với yêu cầu thì hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, cần tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân, lấy cán bộ, đảng viên làm nòng cốt đi đầu trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Để xây dựng mô hình công dân học tập hiệu quả, địa phương xác định cần làm tốt việc xây dựng mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị, cộng đồng học tập. Ở đó, ông bà, bố mẹ, thầy, cô giáo và người lớn phải làm gương cho thế hệ trẻ.

Đến nay, Hội Khuyến học Hà Nội đã xây dựng xong bộ tiêu chí khung để đánh giá, công nhận danh hiệu công dân học tập. Theo Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh, bộ tiêu chí khung có ba năng lực cốt lõi, mỗi năng lực cốt lõi bao gồm các kỹ năng cơ bản và những phẩm chất mong muốn.

Đó là, năng lực tự học, học tập suốt đời; năng lực sử dụng những công cụ tương tác; năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ, Hà Nội đã và đang thực hiện đề án “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030”. Đó là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, xây dựng công dân học tập trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố, bản tin nội bộ của Đảng, tài liệu sinh hoạt của các đoàn thể chính trị-xã hội.

Gắn tuyên truyền xây dựng xã hội học tập thông qua phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Rà soát xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng để tăng hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, người lao động được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; hỗ trợ người hết tuổi lao động, người khuyết tật có điều kiện học tập suốt đời…

Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục đại học mặc dù được quan tâm nhưng cần tiếp tục đổi mới, thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Theo nhà giáo Huỳnh Công Tú (Trường đại học Quy Nhơn), bối cảnh thời đại số, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay mở ra những cơ hội đa dạng cho việc học tập suốt đời. Đồng thời, cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với các trường đại học trong việc đào tạo kỹ năng cho người học để thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động.

Vì vậy, nhà trường đã chú trọng thực hiện mô hình chuyển đổi số, đổi mới phương thức giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục và hình thành hệ thống học tập suốt đời. Bên cạnh năng lực chung, nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay cần phải được trang bị các năng lực cần thiết như: Năng lực tự học, sáng tạo; năng lực thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của sản xuất, công nghệ, đời sống xã hội để đáp ứng yêu cầu.

Đại dịch Covid-19 đã cung cấp thêm bằng chứng là công nghệ số có thể là giải pháp thay thế mô hình giáo dục truyền thống cũng như đa dạng hóa các lớp học để giải quyết tốt hơn nhu cầu của cộng đồng.

Trong khi đó, PGS, TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (Trường đại học Thương mại) cho biết, để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhà trường đã và đang ứng dụng mô hình đào tạo theo năng lực đối với bậc đại học. Thực tế cho thấy, những lợi ích của mô hình đào tạo theo năng lực không chỉ chú trọng kiến thức mà quan trọng hơn phát triển kỹ năng; gắn lý luận với thực tiễn.

Nhờ đó mà khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa lý thuyết và thực tế được rút ngắn và tiệm cận với yêu cầu của sự phát triển. Trong bối cảnh chuyển đổi số của toàn xã hội thì việc ứng dụng mô hình này càng trở nên cần thiết hơn.

GS, TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Hội khuyến học ở 63 tỉnh, thành phố đã và đang thực hiện bốn mô hình học tập và đang thực hiện thí điểm mô hình công dân học tập. Kết quả đem lại rất khả quan, đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần cho nhân dân.

“Hy vọng rằng, tất cả mọi người, trước hết là đội ngũ các thầy, cô giáo từ tiểu học đến đại học nhận thức và hiểu sâu về yêu cầu và các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng mở, tránh máy móc, cứng nhắc trong chương trình giảng dạy. Muốn vậy, các nhà giáo phải có những kỹ năng cần thiết ở mức độ tinh tế để hướng dẫn người học ở trên lớp và ngoại khóa phù hợp”, GS, TS Nguyễn Thị Doan chia sẻ.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, chiến lược thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập đóng vai trò có tính chiến lược, quyết định để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội. Ở nước ta, chủ trương này được Đảng, Nhà nước quan tâm từ sớm. Xã hội học tập là một xã hội trong đó mọi người dân đều có nhu cầu, nghĩa vụ học tập, được tạo cơ hội, điều kiện học tập.

Hiện nay, các chính sách về xây dựng xã hội học tập từng bước được hoàn thiện trên cơ sở phù hợp từng bối cảnh, hiện trạng thực tiễn của đất nước. Luật Giáo dục năm 2019 đã thể chế hóa một số chính sách là tiền đề hỗ trợ phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên như: Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên…

QUÝ TÙNG

TIN MỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN

Recent Comments