Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTIN TỨCĐể có thu nhập cao hơn, Việt Nam bắt buộc phải chuyển...

Để có thu nhập cao hơn, Việt Nam bắt buộc phải chuyển đổi số

PHẠM ĐÔNG – HOÀI ANH 

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Việt Nam muốn trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, bắt buộc phải chuyển đổi số.

Để có thu nhập cao hơn, Việt Nam bắt buộc phải chuyển đổi số
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu đến dự chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10. Ảnh: Hải Nguyễn

Kinh tế số có tốc độ tăng trưởng cao gấp 3-4 lần GDP

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số dự chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) tổ chức.

Tham dự chương trình có Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Hải Nguyễn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Hải Nguyễn

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Việt Nam muốn trở thành nước phát triển, có thu nhập cao bắt buộc phải chuyển đổi số.

Chuyển đổi số phát triển nhanh vì tạo ra kinh tế số có tốc độ tăng trưởng cao gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP. Chuyển đổi số là phát triển bền vững vì tiêu tốn ít tài nguyên hơn, lại sinh ra và nhân mới dữ liệu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. Ảnh: Hải Nguyễn
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế vì môi trường số không khoảng cách, không tiếp xúc. Chuyển đổi số là phát triển bao trùm, dù bất kỳ ai, bất kỳ đâu, nếu có sóng di động và điện thoại thông minh thì đều tiếp cận được mọi dịch vụ số, không ai bị bỏ lại phía sau.

“Chúng ta đã bước vào năm thứ 4 chuyển đổi số. Năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia, là năm nhận thức về chuyển đổi số. Năm 2021 là năm tổng diễn tập chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh đại dịch.

Năm 2022 là năm hành động, là năm chúng ta xác định chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới, là năm đưa mọi hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại.

Toàn cảnh chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hải Nguyễn
Toàn cảnh chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hải Nguyễn

Với năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đây là năm dữ liệu số quốc gia, tạo ra giá trị mới từ dữ liệu. Năm 2023 là năm tạo ra các kết quả thiết thực, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo để giải các bài toán cụ thể của Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, kinh tế số dựa trên tài nguyên mới, tài nguyên này do con người tạo ra, không bị cạn kiệt. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người thay vì làm cạn kiệt tài nguyên thì tạo ra tài nguyên để phát triển.

Ngoài ra, trong không gian mạng, người nào nắm nền tảng số thì người đó sẽ nắm dữ liệu. Người nắm dữ liệu sẽ là người quyết định.

Bởi vậy nếu chuyển đổi số Việt Nam không dựa trên các nền tảng số Việt Nam, người hưởng lợi chính từ chuyển đổi số lại không phải Việt Nam.

Nền tảng số Việt Nam là lời giải chính và đột phá cho chuyển đổi số Việt Nam. Chuyển đổi số của Việt Nam đã trở thành toàn dân và toàn diện. Mục tiêu phổ cập số luôn được xác định là trọng tâm. Nước ta đã có gần 100.000 tổ công nghệ số cộng đồng tại từng thôn, bản để hướng dẫn người dân chuyển đổi số.

Muốn chuyển đổi số nhanh và bền vững, chúng ta phải đi đều hai chân. Một là phổ cập nhanh cái cơ bản thông qua các nền tảng số dùng chung toàn quốc. Hai là đi nhanh về cái mới thông qua thử nghiệm.

Phát triển 4 trợ lý ảo

Bộ trưởng nêu rõ, năm 2023 cũng là năm bùng nổ trong lĩnh vực AI. Ước mơ mỗi người dân, mỗi cán bộ công chức, viên chức một trợ lý riêng. Ước mơ trao thêm quyền năng chính cho con người, cho gần 3 triệu công nhân, viên chức, cho hàng trăm triệu người dân Việt Nam đã trở thành hiện thực.

Ngành TTTT đang triển khai 4 trợ lý ảo quan trọng.

Một là trợ lý ảo hỗ trợ cho lĩnh vực lập pháp để phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo giữa những văn bản pháp luật vốn hiện nay đã nhiều đến mức quá sức phát hiện của con người.

Hai là trợ lý ảo hỗ trợ hành pháp. Trợ lý này hỗ trợ cán bộ công chức thực hiện công việc theo quy định. Cán bộ, công chức đặt câu hỏi về công việc và trợ lý ảo sẽ tìm ra câu trả lời từ những quy định pháp luật liên quan.

Ba là trợ lý ảo ngành tư pháp. Trợ lý ảo này hỗ trợ thẩm phán, cụ thể là hỗ trợ tra cứu lập pháp, án lệ…

Bốn là trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân, trả lời các câu hỏi của người dân liên quan đến pháp luật, quy định của Nhà nước…

Theo nguồn Báo Lao động

TIN MỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN

Recent Comments