Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTIN TỨCVH-TTBảo vật kim sách phong Phi triều Nguyễn

Bảo vật kim sách phong Phi triều Nguyễn

GD&TĐ – Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt, được làm từ các kim loại quý, dùng để ghi lại việc chính sự, lễ nghi triều đình. Bìa của kim sách triều Nguyễn.

Bìa của kim sách triều Nguyễn.

Việc chế tạo kim sách được giao cho Hữu ty thuộc bộ Lễ thực hiện, và lời sách do đích thân các hoàng đế hoặc các đại thần biên soạn. Trong những bảo vật còn lại, có lẽ kim sách phong của Lương phi Võ Thị Viên là quý hiếm hơn cả.

Kim sách phong Phi

Các tư liệu triều Nguyễn cho biết, kim sách được làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng 5 móng hoặc hình phượng, gáy đóng 4 khuyên tròn. Nhiều quyển kim sách có kèm theo kim bảo được đúc trong cùng thời điểm, cùng sự kiện.

Theo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thời Minh Mạng các quy chế về thể thức kim sách được cụ thể hóa vào năm 1836. Kim sách cho quý phi gồm 6 trang đóng bằng 4 khuyên vàng, khổ 5 tấc 1 phân (27cm) x 3 tấc 5 phân (14,8cm), dày 2 ly, bìa sách chạm trổ trang trí phượng hoàng.

Sáu phi tần kế tiếp được nhận ngân sách (sách bạc) mạ vàng gồm 5 trang khổ 5 tấc 1 phân x 3 tấc 2 phân, dày 1 ly. Trong 9 bậc cung giai, các bà ở cấp thấp hơn chỉ được ban thể sách lụa.

Năm 1869, Tự Đức ra lệnh cho các hoàng thân, công chúa… nộp lại kim ấn và kim sách đã ban trước đây. Sau đó, vua đã cấp lại cho họ những sách ấn bằng đồng. Đây là lý do kim sách triều Nguyễn không còn nhiều.

Theo “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, quyển sách cho các phi tần ngự thiếp đều được làm bằng bạc, riêng sách của Phi vị được mạ vàng. Sách của Phi có 5 tờ (10 trang): 2 tờ bìa, các tờ còn lại khắc sách văn.

Các tờ có kích thước dài 5 tấc 4 phân (tương đương 21,6cm), rộng 3 tấc 2 phân 4 ly (tương đương 12,96cm). Tuy nhiên, kim sách phong của Lương phi Võ Thị Viên lại có kích cỡ 14 × 23cm. Đây là điều mà các nhà nghiên cứu cho là khá đặc biệt, chứng tỏ sự sủng ái mà vua dành cho bà.

Nội dung trong kim sách

Kim sách phong Lương phi Võ Thị Viên được bán đấu giá tại Pháp vào năm 2010 với giá trên 2 tỉ đồng.

Võ Thị Viên (1815 – 1880), còn có húy là Đoàn Viên, phong hiệu Nhất giai Lương phi, là một cung phi của vua Thiệu Trị.

Bà là con gái của Phó Vệ úy Võ Hữu Linh, người huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Gia đình bà nguyên là họ Vũ, do kỵ huý chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát mà phải đổi thành họ Võ.

Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), bà Viên nhập phủ làm thiếp cho hoàng trưởng tử Trường Khánh công Miên Tông (vua Thiệu Trị sau này). Khi đó, hai bà Phạm Thị Hằng và Nguyễn Thị Nhậm cũng được đưa vào phủ Trường Khánh công với thân phận là Phủ thiếp, do có xuất thân cao quý.

Địa vị của bà Viên lúc đó thấp hơn nhiều so với bà Hằng và bà Nhậm. Tuy nhiên, bà Viên lại nhận được sự ân sủng đặc biệt. Năm 1841, vua Thiệu Trị tức vị, trở thành vị vua thứ 3 của triều Nguyễn. Tuy chỉ trị vì trong 7 năm, băng hà khi mới 40 tuổi, nhưng vua có đến 31 bà ở hậu cung, 29 hoàng tử và 35 hoàng nữ.

Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) vua đại phong hậu cung, bà Viên được sách phong làm Tam giai Lương tần. Đến năm 1846, Lương tần được tấn phong làm Nhất giai Lương phi.

Sau này, các nghiên cứu sử học đánh giá vua Thiệu Trị đã dành cho bà Viên sự sủng ái đặc biệt. Vua vẫn giữ nguyên mỹ hiệu bậc Tần của bà trước đó, và quyển kim sách của bà cũng có kích thước lớn hơn so với quy chế đặt ra.

Nội dung cuốn kim sách phong Phi của bà Viên, viết như sau: “…Thừa thiên hưng vận, hoàng đế ban rằng: Vương gia giáo hóa ưu tiên lấy biểu nghi làm chuẩn mực. Khánh lễ quốc gia, theo phép gia ân lớn tự bên trong. Chọn được ngày lành. Ban ra ân chiếu.

Đoái nghĩ lương tần họ Võ: Con nhà danh giá, công lao. Tư cách đằm thắm thận trọng. Đoan trang tốt đẹp hết sức trợ giúp cung cấm, dạy bảo thuận hòa. Cung kính nết hạnh, dốc lòng phụng thờ bề trên, dịu dàng khuôn phép.

Vui vẻ chiều ý đức Từ. Khéo khôn nhận đầy sủng mệnh. Đúng dịp trẫm mới lên tuổi sơ thọ, nên ân ban khắp chốn đất trời. Nay đang cậy đức lớn đức Từ, cần lớn lao để thêm long trọng.

Dựa theo phép tắc. Để ngợi khen riêng. Nay đặc biệt tấn phong ngươi là Lương phi. Phi hãy: Cung nhận tiếng khen. Kính tuân giáo huấn. Thuận kính đúng theo khuôn mẫu, không có điều lầm lẫn, phúc lành mới được nương nhờ, còn mãi chở che”.

Bà Lương phi Võ Thị Viên có với vua Thiệu Trị 6 người con, 4 trai 2 gái. Ngày 12/2 năm Canh Thìn (1880), Tự Đức năm thứ 33, Lương phi Võ Thị Viên qua đời, thọ 66 tuổi. Bà được táng ở gần hồ Thủy Tiên (Hương Thủy – Thừa Thiên-Huế), sau được cải táng về gần Xương Lăng của vua Thiệu Trị.

Trước đây, kim sách phong Phi của Lương phi Võ Thị Viên thuộc bộ sưu tập của ông Hồ Đình Xuân, được bán đấu giá tại Paris (Pháp) năm 1996. Năm 2010 báu vật này lại được đấu giá, nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường đã bỏ ra trên 2 tỉ đồng mua về Việt Nam.

Để có được bảo vật này, ông Trường đã sang Pháp hàng chục lần thuyết phục người sở hữu bán lại nhưng bất thành. Khi biết kim sách được bán đấu giá vào ngày 16/12/2010, ông Trường bán căn nhà để dự đấu giá và thành công.

Đầu năm 2013, ông Trường bán lại kim sách cho một nhà sưu tầm cổ vật ở Hà Nội với giá cao hơn nhiều lần. Điều này chứng tỏ kim sách cũng như cổ vật hoàng cung có sức hấp dẫn rất lớn đối với giới sưu tầm trong và ngoài nước.Cuối năm 1885, sách phong được định lại. Một phần do kho tàng trống rỗng sau khi kinh đô thất thủ. Bộ Lễ đề nghị không dùng sách bạc mạ vàng hay sách bạc, mà thay bằng vóc, dùng lụa bát ti màu vàng, dệt hoa văn rồng mây làm trang sách, mỗi quyển 8 trang viết chữ.

TIN MỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN

Recent Comments