Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTIN TỨCXÃ HỘIBIẾT LỖI CHÍNH MÌNH

BIẾT LỖI CHÍNH MÌNH

Biết được lỗi của mình vừa là trí tuệ, vừa là can đảm. Thông thường người ta khó nhìn thấy được lỗi của mình, dù rất nhanh chóng nhìn thấy lỗi của người khác. Thậm chí người khác chưa phạm lỗi mà mình đã thấy luôn, nhanh hơn ánh sáng. Còn lỗi của mình thì cực kì khó thấy.

Có lẽ cái bản năng tự bảo vệ mình, tự yêu quý mình, tự khen ngợi mình đã ngăn chặn con người truy tìm lỗi mình. Ngay cả tên cướp giết người đủ chứng cứ cũng có cách suy nghĩ rằng mình vô tội. Có một nhân vật trong phim bị ở tù, tâm sự với bạn tù rằng anh ta vô tội. Người bạn tù thông cảm, vừa mỉa mai, nói rằng ai ở trong đây cũng vô tội cả. Ý rằng nếu ta hỏi từng tù nhân, chẳng ai thấy mình có tội cả.

Người có đạo đức sẽ có cách hành xử ngược lại, cố truy tìm lỗi của mình. Mặc cho bản năng tìm cách biện hộ, người có đạo đức vẫn cố gắng tự kết tội mình. Ngay cả khi lỗi là của người khác, thì người có đạo đức vẫn gắng tìm trách nhiệm của mình một phần nào đó. Hai đứa bạn gây gổ đánh nhau sặc máu mũi ở đâu không biết, nghe thuật lại, ta vẫn tự trách mình đã không phát hiện sự bất đồng ngấm ngầm để mà hóa giải sớm hơn. Nhìn đường phố rác vương vãi, ta cũng tự trách mình đã không nhiệt tình vận động mọi người có ý thức giữ gìn cảnh quan sạch đẹp…

Biết lỗi chính mình cũng là sự can đảm. Ai cũng muốn mình tốt đẹp trước mắt mọi người. Chẳng ai muốn mình bị xem là có lỗi trước mắt mọi người. Thế nên việc tự nhận lỗi về mình, tự thấy lỗi của mình, mới là can đảm, mới là mạnh mẽ. Kẻ hèn nhát thì thích đổ lỗi cho người khác, đẩy cái nhục nhã cho người khác.

Theo luật Nhân quả, người nào đã thấy được lỗi của mình rồi thì không bị thần thánh kết tội nữa. Theo luật pháp, ai đã nhanh chóng nhận lỗi thì được xem là tình tiết để giảm nhẹ mức án. Theo sự nghiệp tu dưỡng cả đời thì phải biết lỗi mới có thể sửa lỗi. Thế nên, ai nhìn ra được lỗi của mình thì sẽ có cách sửa lỗi, có cơ hội để hoàn thiện thêm đạo đức của mình.

Người thấy được lỗi của mình cũng là người dễ khiêm tốn. Biết mình có lỗi thì tự cao với ai nữa trời. Còn người tự cao thì luật Nhân quả sẽ khiến cho phạm lỗi để xấu hổ mà bớt tự cao đi. Người tự cao thì sẽ bị phạm lỗi, phạm đến khi nào hết tự cao thì thôi. Nhưng cái giá phải trả là phạm lỗi thì sẽ chịu quả báo đầu khổ. Vậy suy theo logic, tự cao sẽ đau khổ.

Người khiêm tốn rồi thì không cần phải phạm lỗi nữa, nên sẽ không chịu quả báo đau khổ.

Và người biết lỗi chính mình sẽ là người khiêm tốn. Vậy, suy luận theo logic, người biết lỗi chính mình sẽ không đau khổ.

Một cái lợi lớn đối với người biết được lỗi mình nữa, đó là kinh nghiệm để dạy dỗ đạo đức cho người khác. Thế giới khát khao đạo đức. Con người chưa đủ đạo đức. Tội lỗi và khổ đau chưa bao giờ giảm bớt trên cuộc đời này. Sự tử tế vẫn chỉ là số ít, vẫn chỉ là khu vực. Đa phần con người vẫn đối xử tệ bạc hay ác độc với nhau. Vì thế, nhu cầu dạy dỗ đạo đức là vô cùng lớn.

Nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo cũng đều trăn trở ưu tư, xoay sở về việc dạy dỗ đạo đức cho con người, nhưng kết quả không lạc quan lắm. Ta thiếu những người đủ sức mạnh nội tâm để giảng dạy về đạo đức. Giảng dạy các kiến thức khoa học thì chỉ cần 02 yếu tố là, có kiến thức vững chắc, và có Khiếu truyền đạt. Còn giảng dạy đạo đức đòi hỏi tới 03 yếu tố, đó là, Kiến thức, khả năng truyền đạt, và đời sống đạo đức mẫu mực. Chính yếu tố thứ ba này đã làm hạn chế số lượng giảng viên chuyên giảng dạy đạo đức.

Nhưng đáp án nằm ở chỗ những người tự thấy được lỗi của mình.

                                                                                             Nền Tảng Đạo Đức

                                                                                                         -PQ-

TIN MỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN

Recent Comments