Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTIN TỨCCHÍNH TRỊKhúc tráng ca hòa bình kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt...

Khúc tráng ca hòa bình kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ

VietnamNet – Cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” mang tới những tiết mục nghệ thuật hào hùng và bi tráng cùng với những câu chuyện sâu lắng ở 6 điểm cầu tại 6 địa phương.

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022), vào 20h ngày 27/7, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, cùng Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Khúc tráng ca hòa bình” tại 6 điểm cầu trải dài từ Bắc vào Nam.

Điểm cầu Hà Nội, tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn; điểm cầu TP.HCM, tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược – Củ Chi; Điểm cầu Quảng Nam, tại Quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở TP Tam Kỳ; Điểm cầu Bình Định, tại Đền thờ liệt sĩ xã Hoài Nhơn, huyện Hoài Nhơn; Điểm cầu Hà Giang, tại Nghĩa trang Vị Xuyên; Điểm cầu An Giang, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh An Giang.

Tiết mục liên khúc với sự tham gia của hơn 50 nghệ sĩ tái hiện hình ảnh về cuộc tổng động viên sinh viên Hà Nội lên đường năm 1971, 1972. Ảnh: Phạm Hải

Kết cấu nội dung chương trình gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 mang tựa đề “Những dấu chân hòa bình” mang thông điệp: Dân tộc ta từ bao đời nay cứ mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, đất nước cần đến hay nền hòa bình bị đe dọa thì lớp lớp các thế hệ lại sẵn sàng lên đường. Những dấu chân các thế hệ từ thuở dựng nước đến nay đã cất bước và để lại dấu ấn không thể quên về một thời ta đã sống và hy sinh vì hòa bình.

Ảnh: Phạm Hải

Chương 2 chủ đề “Bài ca không quên” là câu chuyện kể về những con người đã đi qua mất mát của chiến tranh, đường về của những “dấu chân hòa bình” mỗi người mỗi khác. Có người trở về với “dấu chân tròn trên cát”, có người mất hàng chục năm sau đó mới có thể đoàn tụ được với người thân, có người mải miết đi tìm đồng đội cũ… Chúng ta không quên ai, chúng ta hôm nay có mặt ở đây để tri ân, tưởng nhớ những người đã ngã xuống. Những người còn sống mang trong mình “bài ca không quên” về những người con đã ngã xuống vì hòa bình…

Chương 3 “Khát vọng hòa bình” sẽ mang đến cho người xem thấu hiểu hơn về cái giá của hòa bình sau quá nhiều mất mát vì chiến tranh. Bởi thế, các thế hệ giờ đây cùng chung tay bảo vệ hòa bình, khơi dậy động lực cống hiến, hy sinh vì một Việt Nam phát triển phồn vinh, mở ra những cơ hội lớn, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mơ ước…

Với nội dung xoay quanh những dấu chân đã làm nên hòa bình hôm nay, “Khúc tráng ca hòa bình” sẽ có kết cấu gồm 45 mục. Ngoài các tiết mục ca múa nhạc với những bài hát truyền thống, cách mạng… điểm nhấn của chương trình, mỗi điểm cầu sẽ kể về một câu chuyện riêng, có giá trị lịch sử.

Đó là câu chuyện về 33 liệt sĩ đã tìm được danh tính, sẽ được công bố trong chương trình. Hay chân dung về đội quy tập hài cốt liệt sĩ tại Campuchia với câu chuyện tìm được hơn 40 hài cốt liệt sĩ trong 6 tháng đầu năm 2022…

Tại Hà Nội, có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.


 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Phạm Hải
Các vị đại biểu cài hoa lên những chiếc ba lô ở hàng ghế danh dự. Ảnh: Phạm Hải

Tại điểm cầu TP.HCM có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, các đại biểu dự chương trình tại đầu cầu TP.HCM. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
 
Các đại biểu dự ở đầu cầu TP.HCM. Ảnh: Đình Tuyến

Tại điểm cầu Quảng Nam có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại điểm cầu Quảng Nam. Ảnh: Công Sáng
Điểm cầu tại quần thể tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có những hàng ghế đầu tiên cho anh linh các liệt sĩ. Ảnh: Công Sáng
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dâng hương tại Đền thờ tưởng niệm tại thị xã Hoài Nhơn, điểm cầu Bình Định – Ảnh: VGP/Minh Trang
Ông Võ Khắc Kích (65 tuổi, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), thương binh loại 1, xúc động khi xem chương trình “Khúc tráng ca hoà bình”. Ông chiến đấu tại tỉnh Tây Ninh vào năm 1978. “Khi xem chương trình này tôi bồi hồi nhớ lại những ngày chiến đấu, nhớ những đồng đội đã nằm xuống để bảo vệ Tổ quốc này”, ông Kích xúc động nói.

Tại điểm cầu Bình Định có Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Lương Cường.

Tại điểm cầu Hà Giang có Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.

Tại điểm cầu An Giang có Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.

Tham dự tại các điểm cầu còn có các Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương; các lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, các thương bệnh binh, người có công; các tầng lớp nhân dân.

Trần Thường – Phạm Hải

TIN MỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN

Recent Comments