Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTIN TỨCVH-TTVinh dự, tự hào, trách nhiệm là "công dân Thủ đô"

Vinh dự, tự hào, trách nhiệm là “công dân Thủ đô”

(Chinhphu.vn) – Để những giá trị văn hiến của Thủ đô tiếp tục duy trì, trở thành nếp sống thì đòi hỏi mỗi người dân Hà Nội phải luôn ý thức sâu sắc niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm là “công dân Thủ đô”.
Cần “căn cước văn hóa” trong mỗi công dân Thủ đô - Ảnh 1.
Các quy tắc ứng xử góp phần vun đắp nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội – Ảnh: VGP/HA

Chấn hưng văn hoá người Hà Nội rất cần ý thức tự giác

Tại Hội thảo 30 năm “Người tốt, việc tốt” của TP. Hà Nội, nhà báo Hồ Quang Lợi (Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội) cho rằng việc phát huy hiệu quả phong trào “Người tốt, việc tốt” cần gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Là người có quá trình công tác lâu năm tại Thủ đô, nhà báo Hồ Quang Lợi cho biết, đề cao văn hóa và con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Thành ủy Hà Nội trong nhiều nhiệm kỳ qua đã luôn đặt vấn đề xây dựng văn hóa là nền tảng, động lực phát triển, văn hóa là nguồn lực nội sinh, xây dựng văn hóa ứng xử là nhiệm vụ quan trọng, nhất là thời điểm Hà Nội đang giao thoa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Trong dòng chảy ấy, người Hà Nội cần biết “gạn đục khơi trong”, dung hòa giữa cái cũ và cái mới, giữ gìn tác phong, lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh nếp ứng xử của người Tràng An.

Thái độ, cách ứng xử, theo ông Hồ Quang Lợi, là gương mặt của văn hóa. Hơn ba chục năm trước, hai bộ phim tài liệu chính luận “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế” của đạo diễn Trần Văn Thủy được công chiếu đã lay động sâu sắc tâm thức người Hà Nội. Hơn ba thập kỷ đã trôi qua, giờ đây “Chuyện tử tế” vẫn là chuyện nóng bỏng mang tính thời sự không chỉ của riêng Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

“Một đô thị, dù có hoa lệ đến mấy, chỉ thực sự đáng sống khi con người biết và muốn sống tử tế. Tính nhân văn, lòng nhân ái phải là gốc”, nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.

Vì vậy, để những giá trị văn hiến của đất kinh kỳ, cốt cách, khí phách, sự lịch lãm của người Hà Nội tiếp tục duy trì, biến thành hành động thường nhật, thành nếp sống thì đòi hỏi mỗi người dân Hà Nội phải luôn ý thức sâu sắc niềm vinh dự và trách nhiệm là”công dân Thủ đô”.

Có được điều này càng cần nhiều hơn nữa người tốt, việc tốt xuất hiện hằng ngày. “Chấn hưng văn hoá người Hà Nội rất cần ý thức tự giác”, nhà báo Hồ Quang Lợi nêu quan điểm.

Bên cạnh việc giáo dục, thuyết phục, cần có chế tài buộc mọi người phải tuân thủ, từ đó tạo thành thói quen, dần dần hình thành nếp sống. Hai bộ quy tắc ứng xử mà Hà Nội đang triển khai thực hiện đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo thành phố trong việc xây dựng văn hoá ứng xử ở Thủ đô.

Các quy tắc ứng xử góp phần vun đắp nếp sống văn minh, thanh lịch

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025, nội dung phát triển nguồn lực, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được xác định là một trong 3 khâu đột phá. Thành ủy Hà Nội khóa này có Chương trình số 06 “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025”.

Trong đó, Hà Nội đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô. Phát huy giá trị văn hóa và người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô.

Thành phố tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, một động lực quan trọng phát triển Thủ đô.

Các chương trình của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo nhà báo Hồ Quang Lợi sẽ bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu Hà Nội, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, lối sống, khát vọng đổi mới sáng tạo, ý chí vươn lên của mỗi người dân Thủ đô. Tạo dấu ấn văn hóa người Hà Nội tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc. 

Hà Nội đang thực hiện hai quy tắc ứng xử, đó là: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP. Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn. Những quy tắc này đã góp phần quy chuẩn hóa nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của không chỉ công chức, viên chức mà cả với người dân Thủ đô và du khách khi đến Hà Nội.

Việc thực hiện quy tắc ứng xử đã góp phần khơi dậy ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của người Hà Nội, qua đó đề cao, vun đắp nếp sống văn minh, thanh lịch ở một thành phố có bề dày lịch sử văn hiến.

Cùng với thực hiện các quy tắc ứng xử, phong trào “Người tốt, việc tốt” cần tăng cường thêm các hoạt động: Tổ chức cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt trong thực hiện quy tắc ứng xử của thành phố; tăng cường tuyên truyền và có hình thức khen thưởng kịp thời trong các cơ quan, đơn vị đối với những tấm gương thực hiện tốt hai quy tắc ứng xử này để nhân lên những điển hình tiêu biểu trong tổ chức thực hiện và xây dựng thói quen ứng xử văn minh nơi công sở và nơi công cộng.

Nhà báo Hồ Quang Lợi mong muốn Hà Nội tiếp tục thúc đẩy phong trào “Người tốt, việc tốt” để phong trào ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và trong mọi lĩnh vực, góp phần làm sáng đẹp hơn nữa phẩm giá người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Hòa An

TIN MỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -spot_img

TIN LIÊN QUAN

Recent Comments